NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI XUẤT CẢNH SANG NHẬT BẢN
Bạn đang mong ngóng từng ngày để được đến với xứ sở hoa anh đào để học tập và làm việc. Tuy nhiên các bạn thực tập sinh và du học sinh thường bối rối không biết phải chuẩn bị những gì khi sang Nhật. Với hạn mức cho phép là 40kg vật dụng mang theo thì bạn cần chuẩn bị những thứ thật sự cần thiết khi sang Nhật.
1. Trước khi xuất cảnh cần chuẩn bị những gì?
a, Tiền mặt
Tiền đô la hoặc tiền Việt không thông dụng khi mua sắm tại Nhật, vì vậy bạn cần đổi sang tiền Yên để chi tiêu. Nếu như đi Nhật Bản diện xuất khẩu lao động thì bạn nên mua từ 3 – 5 man tùy vào điều kiện kinh tế của mình. Không nên mang quá nhiều tiền vì các công ty hoặc nghiệp đoàn luôn có chương trình ứng lương trước cho bạn. Còn nếu như bạn đi Nhật Bản theo diện được cấp học bổng thì trong khoảng vài ngày sẽ có khoản tiền nhận được, vì vậy chỉ cần mang theo từ 5 – 10 man. Kinh nghiệm là vào tháng 10 hàng năm cũng là thời điểm đồng Yên Nhật nhích lên chút đỉnh, nếu có điều kiện hãy đổi đồng Yên rồi cất giữ, nếu không thì cũng không sao.
b, Giấy tờ tùy thân
– CMND, học bạ, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,… bạn nên để ở nhà vì sang Nhật sẽ không sử dụng đến chúng và tránh tình trạng mất mát.
– Vé máy bay và hộ chiếu là hai thứ rất quan trọng mà bạn phải luôn giữ bên mình. Nên có một túi nhỏ đeo trên người để đựng các loại giấy tờ quan trọng bên người và tránh đưa vào hành lý ký gửi. Tiếp theo, khi ký gửi hành lý và nhận Boarding Pass (vé lên máy bay) thì nhớ cầm theo cả Boarding Pass theo.
– Nên chuẩn bị vài chục tấm ảnh thẻ kích thước 3×4, 4×5, 5×6 vì phí chụp bên này khá cao mà bạn sẽ cần tới chúng liên tục.
– Nếu như muốn tranh thủ học thêm tiếng Nhật thì hãy mang theo bộ sách mina hoặc somatome N3, N2, N1…
c, Quần áo cá nhân
Nên chuẩn bị các bộ quần áo theo mùa như mùa hè, mùa thu, quần áo mùa đông để tránh rét. Hãy chuẩn bị đủ lượng quần áo chứ đừng mang quá nhiều vì khi học tập và lao động tại Nhật một thời gian, bạn sẽ dễ dàng kiếm được những bộ đồ rất rẻ từ các chương trình sale theo mùa. Vì thời tiết bên Nhật Bản khá lạnh nên chúng ta phải chuẩn bị từ 10 -15 đôi tất ấm để mang khi đi học và đi làm. Ngoài ra, hãy chuẩn bị thêm 1 – 2 bộ vest màu đen để có thể mặc trong các buổi phỏng vấn xin việc, khai giảng hoặc các dịp lễ tết.
d, Đồ ăn
– Nhật Bản là một trong những nước có chi phí sinh hoạt đắt nhất thế giới. Các loại đồ ăn ở đây cũng không hề rẻ chút nào. Bạn có thể chuẩn bị tại nhà một ít đồ ăn không như mỳ tôm, ruốc, thịt sấy, xúc xích,… Tại Nhật cũng không có các loại gia vị như: hành khô, nấm hương, mộc nhỉ,… nên bạn hãy chuẩn bị các nguyên liệu này để qua đó nấu nướng nhé.
– Bạn hãy thật cẩn thận với đồ ăn thức uống mang theo bên mình vì khi lên máy bay thường bị sốc dễ rơi rớt ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến người khác. Thậm chí bạn sẽ gặp rắc rối khi làm thủ tục hải quản nếu mùi thức ăn quá nồng trên hành lý. Những món bắt buộc mang theo thì hãy gói gém cẩn thận trong giấy bạc hoặc bọc nhựa để tránh đổ bể. Các món ăn còn lại bạn hoàn toàn mua được khi đến Nhật Bản.
e, Thuốc men
Khi vừa mới tới Nhật Bản, nếu chưa quen với hải sản, đồ ăn bạn sẽ dễ dàng bị dị ứng và mắc các bệnh cảm, sốt thông thường,… Chính vì vậy, việc chuẩn bị theo thuốc chống dị ứng, thuốc hạ sốt, trị cảm rất cần thiết. Các loại thuốc cảm cúm, đau đầu, đau bụng hoặc dầu gió được bán nhiều tại Việt Nam nhưng sẽ rất khó khăn khi mua tại Nhật. Nếu như bạn có tiền sử mắc bệnh nào thì cũng nên mang theo loại thuốc đó sang.
f, Đồ điện tử
– Bạn hoàn toàn có thể mang theo máy tính xách tay từ Việt Nam sang để làm việc ngay hoặc chuẩn bị một khoản tiền để mua máy mới tại Nhật. Các đồ gia dụng khác như máy sấy tóc, bàn ủi,… nên mua tại Nhật vì chất lượng rất tốt cùng giá thành rẻ.
– Điện thoại: Nếu bạn có iphone quốc tế thì nên cầm qua đăng ký sim dung vô tư nhé. Còn mấy bạn dùng máy lock Mỹ, vân có thể dùng khi có sim gép thần thánh.
Các bạn qua kỳ tháng 10 này hóng iphone 8 thì không cần mang điện thoại qua đâu nhé.
g, Vật dụng khác
– Việc di chuyển bên Nhật Bản yêu cầu bạn phải đi bộ rất nhiều để ra tới ga tau điện ngầm, vì vậy hãy chuẩn bị những đôi dép bệt, giày thể thao để không bị đau chân.
– Vật dụng cá nhân: khăn mặt, bấm móng tay bàn chải, sữa tắm , dầu gội,… bạn có thể mang theo hoặc không cần cũng được vì những thứ này có bán nhiều tại các cửa hàng tiện lợi tại Nhật. Cửa hàng 100 yên sẽ có đầy đủ những vật dụng này mà giá rất rẻ.
2. Những chú ý khi làm thủ tục ở sân bay
a, Những đồ cấm mang theo khi đi máy bay sang Nhật
① Thực vật, rau củ quả
Mới đây Bộ Nông Lâm Thủy Sản Nhật Bản đã ra thông báo đối với những hành khách đến Nhật Bản về việc mang hành lý lên máy bay vào nước này. Cụ thể như sau:
Từ ngày 01/01/2023, Bộ Nông Lâm Thủy sản Nhật yêu cầu hành khách mang thực vật (thực phẩm tươi sống, thực phẩm qua chế biến, rau củ quả, sản phẩm từ thực vật…) đến Nhật Bản phải thực hiện:
+ Nộp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do chính phủ nước xuất khẩu cấp.
+ Tuân thủ việc kiểm tra kiểm dịch dựa trên Luật bảo vệ thực vật của Nhật Bản.
+ Trường hợp khách không xuất trình các giấy tờ nêu trên, toàn bộ thực phẩm sẽ bị tiêu hủy. Hành khách sẽ chịu phạt 1 triệu Yên Nhật (tương đương khoảng 200 triệu VND) hoặc bị phạt tù tối đa 03 năm.
② Những đồ cấm khác:
+ Các loại chất nổ: bom, mìn, pháo.
+ Các chất dễ cháy: gas, cồn, xăng dầu, sơn.
+ Các chất hoá chất độc hại, chất ăn mòn, lây nhiễm, oxy hoá.
+ Cặp túi, két, những thứ có thiết bị báo động
+ Những thứ bị cấm vận chuyển theo quy định của các vùng mà máy bay bay qua.
+ Các thiết bị có thể tự vận hành sử dụng pin lithium.
+ Đối với 1 số hãng máy bay cũng không cho phép mang sầu riêng lên máy bay, kể cả hành lý xách tay lẫn ký gửi. Vì mùi của loại quả này khá “nhạy cảm” với nhiều người.
* Những loại chất lỏng được phép mang lên máy bay
+ Các chất lỏng mang theo phải được đựng trong những bình thuỷ tinh, đóng kín. Bình phải đặt trong một túi nhựa trong suốt, mỗi người chỉ được mang theo 1 túi này.
+ Thuốc chữa bệnh phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của bác sĩ và hành khách.
+ Sữa, đồ ăn cho trẻ sơ sinh phải có trẻ sơ sinh cùng đi.
+ Các chất lỏng khác mua tại các cửa hàng miễn thuế ở sân bay hay trên máy bay sẽ không bị giới hạn theo quy định trên, tuy nhiên vẫn phải được đựng trong các túi nhựa trong suốt, bên trong có hoá đơn ghi rõ nơi bán, ngày bán để ở chỗ có thể dễ dàng nhìn thấy, niêm phong túi cẩn thận.
* Những thứ hạn chế mang theo trong hành lý xách tay
– Các loại được coi như vũ khí hoặc có thể trở thành vũ khí: dao, dùi cui, kiếm, gậy, dao lam, búa, kìm, kim.
Nếu bạn có giấy phép sử dụng súng đạn, muốn mang theo thì phải được vận chuyển theo hành lý ký gửi, ngay cả những quan chức nhà nước hay nhân viên làm nhiệm vụ quan trọng như bảo vệ lãnh đạo, áp tải tội phạm cũng không được mang theo.
– Các loại pin ắc quy trừ pin dùng cho các vật dụng cá nhân như: đồng hồ, máy ảnh, điện thoại,… Còn đối với pin lithium có công suất 100 – 160 Wh chỉ đươc mang theo tối đa là 2 cái và phải được bọc cẩn thận tránh đoản mạch.
– Các thứ bị hạn chế theo quy định của các quốc gia mà máy bay bay qua.
3. Kinh nghiệm khi mang hành lý sang Nhật
– Để đóng gói hành lý được tốt, du học sinh và thực tập sinh nên chuẩn bị cho mình 2 vali kéo chắc chắn, 1 ba lô, 1 túi xách tay đeo qua người (đựng các giấy tờ).
– Nhớ cân hành lý trước khi bay để tránh trường hợp ra sân bay bị bắt để lại đồ hay phải đóng mức phí cao khi quá số cân quy định.
– Về hành lý xách tay:
+ Nên dùng 1 túi để những vật nặng như sách, vở và 1 catap hình vuông nhỏ xếp những vật nhỏ, nặng. Hoặc có thể đeo vào balo nhỏ gọn. Nếu sắp xếp gọn gàng bạn có thể mang đc 10 – 13kg.
+ Nếu đi vào mùa lạnh bạn còn có thể mang đc vài cái áo khoác và quần trên người tuỳ cách bố trí. Tuy nhiên cũng không nên mang nhiều vì mua quần áo mùa đông bên Nhật cũng rất rẻ và áo Nhật rất ấm, nhẹ hơn, chống lạnh tốt hơn áo Việt vì thiết kế chuyên dụng cho thời tiết ở Nhật.
– Về hành lý ký gửi: Các bạn đặc biệt lưu ý: nếu bạn mua vé có hành lý ký gửi là 40kg thì sẽ phải chia ra làm 2 kiện và mỗi kiện không nặng quá 30kg (vì nhiều bạn lần đầu ko hiểu cứ nghĩ là tổng trọng lượng hành lý ký gửi là 40kg nên khi đóng đồ thì đóng đầy 1 vali to sau đó mới đóng thêm vali nhỏ. Nhiều trường hợp đóng đủ tiêu chuẩn cân nặng và gọn gàng nhưng ra sân bay lại phải tháo rất tốn thời gian và gấp gáp.
– Chỉ mang theo những vật dụng cần thiết và đúng quy định.
– Những đồ có giá trị, đồ điện tử luôn để trong hành lý xách tay mang theo người.