Nông Nghiệp Nhật Bản

     Đất nước Nhật Bản được biết đến với nền công nghệ hiện đại luôn nằm trong top đầu thế giới. Chính nhờ những thành tựu về mặt khoa học – kỹ thuật mà quốc gia này đã thay đổi từ một nền nông nghiệp xưa cũ, lạc hậu khiến người dân đói kém trở thành một quốc gia có quá trình phát triển thần tốc, đem đến kết quả tuyệt vời cho nền nông nghiệp nước nhà.

1. Những khó khăn mà Nhật Bản phải đối diện

     Đến giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản vẫn là một nước nông nghiệp với mối quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu, chế độ tô thuế nặng nề cộng với nạn mất mùa thời bấy giờ đẩy nông dân Nhật vào cảnh đói kém, bần cùng. Thêm vào đó, đây là một đất nước có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt (thường xuyên có động đất, sóng thần,…), diện tích nhỏ nhưng dân số lớn. Chính vì thế, người ta tưởng rằng đây là một quốc gia khó mà vực dậy trong ngành nông nghiệp.

Ngành nông nghiệp ở Nhật Bản

2. Quá trình Nhật Bản cải cách và phát triển

     Nền nông nghiệp Nhật Bản đã phải trải qua nhiều giai đoạn áp dụng chính sách cải cách để có thể thay đổi tích cực và phát triển vượt bậc, trở thành nước có nền kinh tế lớn mạnh, đứng hàng đầu trên thế giới với nền nông nghiệp hiện đại như hiện tại. Bắt đầu từu sau thế chiến thứ II, Nhật Bản đã lựa chọn bước tiến đầu tiên trong việc áp dụng 16 năm xây dựng nhà nông tự chủ và 30 năm chuyển đổi cơ cấu sản xuất lúa gạo sang hình thành các sản phẩm được ưa chuộng, phổ biến hơn dựa trên cơ sở pháp luật. Vào khoảng những năm 90 của thế kỷ XX, nguyên lý thị trường được phổ cập trong ngành nông nghiệp nhưng vẫn mang đến lợi ích cho các vùng nông thôn. Từ những năm 2000 trở đi, họ thực thi chế độ “Takebe” (tên của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp giai đoạn này) với mục đích cung cấp lương thực ổn định, áp dụng pháp luật  về an toàn thực phẩm, pháp luật  về giáo dục dinh dưỡng, đảm bảo sự hài hòa giữa thành thị và nông thôn, môi trường nông thôn và tự nhiên, và thiết lập cơ cấu nông nghiệp thông qua hoạt động trang trại hiệu quả. Đặc biệt, khi giải quyết những vấn đề mới, phức tạp… Chính phủ Nhật Bản đã giải quyết được thông qua việc ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp như chính sách  đất đai, đầu tư, tín dụng, việc làm, v.v. khoa học công nghệ và phát triển nông thôn. Hiện nay, với ý định đưa nông nghiệp trở thành ngành công nghiệp thứ sáu của Nhật Bản, chính phủ đã tạo ra một cơ chế  không chỉ dành cho sản xuất thông thường, mà còn có thể chế biến và chế biến nhiều sản phẩm khác nhau (kể cả sản phẩm du lịch) từ một sản phẩm.

Nông nghiệp hiện đại

3. Thành tựu nông nghiệp

     Sản lượng thu hoạch không chỉ đáp ứng nhu cầu  trong nước mà còn cho ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn khắt khe để  xuất khẩu ra thế giới.

     Nhờ công nghệ hiện đại,  nông dân tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí trong việc chăm sóc cây trồng, vật nuôi, từ đó  giảm được chi phí  nhân công chăm sóc các lĩnh vực khác của đời sống.

     Nhờ phương pháp canh tác trong nhà kính, nông sản sinh trưởng và phát triển không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và không bị sâu bệnh phá hại. Điều này giảm thiểu việc sử dụng các phân bón, thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Nó không chỉ giúp bảo vệ và giữ gìn môi trường sống của con người mà còn nâng cao chất lượng nông sản và lợi ích kinh tế cho người sản xuất.

Thành quả từ nông nghiệp hiện đại

4. Bài học kinh nghiệm

     – Học hỏi, tiếp thu phương pháp tân tiến từ các nước phương Tây

     – Chính sách phát triển nông nghiệp Nhật Bản: đưa ra một số phương thức trồng trọt và phương pháp canh tác mới

     – Phát triển khoa học-kỹ thuật cho ngành nông nghiệp

     – Phát triển sản xuất có chọn lọc, nâng cao chất lượng nông sản

     – Phát triển các hợp tác xã và các tổ chức kinh tế hợp tác xã dịch vụ

     – Chính sách hỗ trợ nông nghiệp là điều cần thiết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *