Visa KNĐĐ hiện đang được rất nhiều bạn TTS sau khi kết thúc quá trình làm việc tại Nhật quan tâm. Và có rất nhiều bạn đang thắc mắc liệu TTS có được xin visa đặc định trái ngành không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.
1. Điều kiện để đăng ký tham gia tư cách mới KNĐĐ Nhật Bản
Với sự giảm sút lực lượng lao độgn cùng với đó nhu cầu việc làm tăng cao tại Nhật, các chương trình thực tập kỹ năng và Kỹ sư Nhật Bản không thể đáp ứng được nhu cầu lao động tại Nhật. Do đó, chương trình “Kỹ năng đặc định” – Tokutei ginou đã ra đời với mục đích thu hút nguồn lao động nước ngoài.
- KNĐĐ số 1: Visa 5 năm cho những lao động có trình độ tiếng Nhật và kinh nghiệm, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu công việc
- KNĐĐ số 2: Người lao động sẽ phải trải qua kỳ thi đánh giá năng lực, được sống lâu dài tại Nhật và bảo lãnh người thân trong gia đình sang Nhật cùng sinh sống.
Theo đó, để có thể tham gia các đơn hàng thuộc visa đặc định Nhật Bản, người lao động cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Giới tính: Nam, nữ
- Độ tuổi: Trên 18 tuổi
- Học vấn: Không yêu cầu bằng cấp hay trình độ chuyên môn
- Đã đỗ và có giấy chứng nhận kỳ thì kiểm tra kỹ năng đặc định và tiếng Nhật hoặc hoàn thành chương trình TTS Nhật Bản
- Không chấp nhận những trường hợp sau:
- DHS bị đuổi học vì hạnh kiểm kém, tỷ lệ lên lớp thấp,…
- TTS bỏ trốn
- Người đang ở Nhật với tư cách lưu trú tị nạn
- TTS chưa hoàn thành xong chương trình tu nghiệp
- TTS, DHS nợ cước điện thoại, nhà ở,…tại Nhật
2. TTS về nước xin visa đặc định trái ngành được không
Trả lời: Có thể
Các TTS đã hoàn thành chương trình TTS về nước hoàn toàn có thể xin visa đặc định trái ngành với các điều kiện bạn phải tham gia thi tuyển như những lao động bình thường khác.
Đặc biệt trong thời gian sinh sống và làm việc tại Nhật, bạn không vi phạm pháp luật Nhật Bản, không nợ cước điện thoại, thuế,… Tuy nhiên, bạn vẫn chỉ được đăng ký 1 trong 14 ngành nghề được cấp phép và phải tham gia kỳ thi kiểm tra kỹ năng đặc định và tiếng Nhật do Chính phủ Nhật Bản tổ chức.
14 ngành nghề được xét visa kỹ năng đặc định số 1:
- Xây dựng
- Công nghiệp chế tạo tàu biển
- Sửa chữa ô tô
- Công việc liên quan nghiệp vụ trong sân bay
- Nghiệp vụ khách sạn
- Chăm sóc người già (hộ lý)
- Vệ sinh tòa nhà
- Nông nghiệp
- Ngư nghiệp
- Chế biến thực phẩm
- Dịch vụ ăn uống, nhà hàng
- Gia công nguyên liệu
- Gia công cơ khí
- Cơ điện, điện tử