1. Bão và mưa lớn tập trung
Khi bão hay áp thấp đi ngang qua vùng gần Nhật Bản, sẽ xảy ra mưa lớn trên phạm vi rộng. Những năm gần đây, do ảnh hưởng của hiện tượng trái đất ấm lên, bão có nhiều biến đổi lớn, ngoài ra còn có mưa to với mức độ rất khủng khiếp. Có nhiều trận mưa lớn tập trung cục bộ. Ngày càng nhiều những trận mưa lớn như vậy làm phát sinh nhiều thiên tai lở núi đất, ngập lụt vv… gây thiệt hại lớn.
a) Nước sông ngòi tràn bờ
Khi nước sông tràn bờ gây ra ngập lụt do có mưa lớn, thì nhà cửa ngập trong nước, con người bị cuốn trôi đi. Để bảo toàn tính mạng khi có ngập lụt, bạn hãy hành động như sau:
– Thường ngày bạn hãy xác định những địa điểm có nguy cơ bị ngập trong nước trên bản đồ cảnh báo nguy hiểm.
– Khi xảy ra mưa lớn thật sự, bạn hãy tự suy nghĩ và đi lánh nạn, dựa trên nội dung cảnh báo mà Cơ quan khí tượng Nhật Bản đưa ra.
– Khi có thông tin lánh nạn từ ủy ban hành chính địa phương nơi bạn sống, bạn hãy lánh nạn ở nơi an toàn.
b) Xói lở đất đá
Do mưa lớn có thể khiến cho núi, vách núi bị phá hủy, đất đá xói lở trôi xuống phá hủy các công trình xây dựng, gián đoạn đường bộ. Những hành động để bảo toàn tính mạng khi có thiên tai xói lở đất đá cũng giống như khi “1 Nước sông ngòi tràn bờ”.
2. Động đất
Ở khu vực xung quanh Nhật Bản có nhiều mảng kiến tạo tồn tại, ở đây trở thành vành đai xảy ra nhiều động đất nổi tiếng thế giới. Khi xảy ra động đất, có điều hết sức quan trọng là các bạn phải tự bảo vệ tính mạng của chính mình, hợp tác với những người trong địa phương mình bảo toàn tính mạng. Để bảo toàn tính mạng khi có động đất, từ ngày thường bạn hãy thực hiện những hành động như sau:
– Nói trước với mọi người trong gia đình về địa điểm lánh nạn khi có động đất xảy ra.
– Tham gia các buổi diễn tập phòng chống thiên tại của địa phương mình, hiểu rõ các việc cần làm tại địa phương.
– Chuẩn bị sẵn sàng thực phẩm – nước uống đủ dùng trong 1 đến 2 tuần, và các vật dụng để xử lý vết thương. Nếu xảy ra thiên tai lớn, chỉ trong chớp mắt là hàng hóa ở các cửa hàng sẽ hết nhẵn, trong một thời gian dài không mua được.
– Gia cố để các đồ đạc trong nhà không đổ. Kê đồ đạc sao cho nếu có đổ thì cũng không sao.
(*) Việc cần làm khi xảy ra động đất
① Bảo vệ an toàn của bản thân khi có động đất
Nếu bạn cảm thấy được sự rung lắc và nhận được thông báo khẩn cấp về động đất, đầu tiên hãy bảo vệ bản thân và chờ cho đến khi sự rung lắc giảm dần. Trước hết cần bảo vệ bản thân khỏi những đồ vật bị rơi. Hãy:
– Chui xuống gầm bàn
– Bảo vệ đầu bằng chăn đệm, tạp chí…
– Tránh xa các đồ đạc trong nhà, chỗ làm…
– Tránh xa khỏi bề mặt thuỷ tinh hay các vật thuỷ tinh
② Đảm bảo cửa ra vào: Tuỳ theo mức độ mạnh yếu của động đất mà cửa ra vào và cửa sổ có thể bị méo rồi không mở được. Để đảm bảo đường thoát hiểm, khi có động đất xảy ra những người ở gần cửa nhất hãy mở cửa ngay lập tức.
③ Tắt ngay lửa đang cháy: Điều đáng sợ nhất sau khi động đất xảy ra là hoả hoạn. Để tránh xảy ra hoả hoạn, hãy tắt ngay ngọn lửa đang cháy khi có động đất. Nếu cơn chấn động quá mạnh, hãy giữ cho bản thân thật an toàn trước rồi tắt lửa khi cơn chấn động qua đi.
Nói đến động đất, chắc chắn không thể bỏ qua Nhật Bản, nơi phải hứng chịu rất nhiều trận động đất kinh hoàng, như thảm hoạ kép hồi năm 2011 khiến gần 16,000 người thiệt mạng. Những trận động đất khoảng 4-5 độ richter thì diễn ra đều như cơm bữa. Tuy nhiên, thực tế là trong số những trận động đất mạnh từ 6 độ Richter trở lên, số lượng thương vong đã giảm đáng kể so với trong quá khứ nhờ những giải pháp ứng phó hiệu quả.
④ Mỗi gia đình đều có sẵn bộ dụng cụ cứu hộ cơ bản cần thiết khi có thảm họa xảy ra.
Trước tiên, mỗi hộ gia đình đều phải tự tích trữ trong nhà những vật dụng cứu hộ cơ bản gọi là “túi phòng chống thiên tai” với đèn pin, thuốc, khẩu trang, dây thừng… và thực phẩm đủ cho cả nhà sử dụng trong vòng 3 ngày đến 1 tuần. Ngoài ra, mỗi địa phương cũng phải thành lập những trung tâm cứu nạn riêng được trang bị: mũ bảo hiểm, lều trại, chăn chiếu, máy phát điện, đèn pin, thực phẩm… để kịp thời phục vụ những nhu cầu thiết yếu của người dân trong lúc cấp bách.
3. Sóng thần
Chúng ta đã biết động đất thường kéo theo sóng thần. Đó là vì khi động đất làm rung động đột ngột nền đáy biển, khối nước bên trên cũng di chuyển theo, hình thành cột nước khổng lồ tấp vào đất liền – đó chính là sóng thần.
Nhà cửa đổ sập, tàu thuyền bị cuốn lên đất liền, đường xá ngập trong bùn đất và mảnh vỡ. Đó là cảnh tượng tan hoang sau khi Nhật Bản bị tấn công bởi một trong những trận động đất mạnh nhất lịch sử loài người cách đây tròn 10 năm.