1. Chúng ta nên làm gì trong sinh hoạt hàng ngày?
COVID-19 là bệnh truyền nhiễm do virus corona (SARS-CoV-2) gây ra, với các triệu chứng chủ yếu như sốt và ho, v.v… Thông thường bệnh sẽ lây nhiễm qua đường giọt bắn nhỏ và đường tiếp xúc. Đặc biệt, chú ý những điều sau đây:
a) Hãy tránh 3 mật độ kín (không gian kín, nơi tập trung kín người, tiếp xúc trong phòng kín) và sử dụng ứng dụng COVID-19 Contact-Confirming Application (COCOA) để biết được khả năng đã tiếp xúc với người dương tính với virus.
b) Nếu bạn có các triệu chứng cảm như sốt, v.v…, vui lòng hạn chế việc đi ra ngoài, không đến trường hoặc đến công ty, đo thân nhiệt hàng ngày và ghi chép lại.
c) Đối với những người mắc các bệnh nền (bệnh kinh niên) và có sự thay đổi về triệu chứng, hoặc những người lo lắng về những căn bệnh khác ngoài COVID-19, vui lòng trao đổi với bác sĩ đang phụ trách điều trị qua điện thoại trước.
2. Nên làm gì khi nghĩ cũng có thể đó là COVID-19?
Nếu bạn thuộc ít nhất một trong những trường hợp sau đây, hãy liên hệ trước với cơ sở y tế trước.
- Có một trong các triệu chứng nặng như: khó thở, mệt mỏi (cảm giác uể oải), sốt cao… Do các triệu chứng sẽ khác nhau tùy theo mỗi người, vì vậy nếu bạn nghĩ triệu chứng của mình là nặng, hãy trao đổi ngay với cơ sở y tế.
- Những người có nguy cơ bệnh chuyển biến nặng có các triệu chứng cảm mức độ nhẹ như sốt và ho… Đối với người cao tuổi, người có các bệnh nền như là tiểu đường, suy tim, các bệnh về đường hô hấp (COPD, v.v…), người đang chạy thận nhân tạo, người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và thuốc kháng ung thư …
Những người khác không thuộc trường hợp trên nhưng có các triệu chứng cảm mức độ nhẹ như sốt và ho… kéo dài. Do các triệu chứng sẽ khác nhau tùy theo mỗi người, vì vậy nếu bạn nghĩ triệu chứng của mình là nặng, hãy trao đổi ngay với chúng tôi. Trường hợp các triệu chứng kéo dài từ 4 ngày trở lên thì nhất định phải trao đổi với cơ sở y tế gấp. Đối với những người phải tiếp tục dùng thuốc hạ sốt… cũng cần phải liên hệ ngay với cơ sở ý tế.
- Nơi tiếp nhận tư vấn: trung tâm tư vấn của Bộ y tế thông qua trang web (https://www.c19.mhlw.go.jp/), các Hiệp hội bác sỹ hoặc sở y tế… tùy thuộc từng khu vực.
- Những trường hợp đang nhận được sự hướng dẫn từ sở y tế, trạm kiểm dịch nơi thường trú hoặc nơi đang sống gần nhất hãy tuân thủ những điều này.
– Có thể liên hệ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình không?
– Bạn cần chú ý những gì khi đi khám tại các cơ sở y tế?
– Nên làm gì khi nghĩ cũng có thể đó là COVID-19?
* Bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá về tính cần thiết của việc xét nghiệm trong từng trường hợp.
3. Bạn cần chú ý những gì khi đi khám tại các cơ sở y tế?
Chú ý những điều dưới đây khi đi khám:
- Đã có trường hợp bệnh lây nhiễm ra cộng đồng khi bệnh nhân tới khám tại nhiều cơ sở y tế, vì vậy hãy tránh đi nhiều cơ sở y tế khám khi không có chỉ thị của bác sĩ.
- Khi đến khám tại các cơ sở y tế, ngoài việc đeo khẩu trang, vui lòng thực hiện triệt để việc rửa tay và giữ lịch sự khi ho. Hãy sử dụng khẩu trang, khăn giấy, khăn tay, tay áo hoặc bên trong khuỷu tay… để che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.